A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bạn biết gì về bệnh điếc nghề nghiệp?

Bệnh Điếc nghề nghiệp (ĐNN) là một bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ hai trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam; hàng năm có khoảng từ 250 đến 500 trường hợp được Viện giám định Y khoa kết luận là bị bệnh ĐNN.

1. Bệnh điếc nghề nghiệp là gì? Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là bệnh nghe kém không hồi phục do tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong quá trình lao động. Đặc biệt là những người tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao từ 85dB trở lên với thời gian làm việc trung bình 8 giờ/ngày và liên tục từ 4 năm. 

 

2. Ai là người dễ mắc bệnh điếc nghề nghiệp? Những người làm việc ở nơi có tiếng ồn lớn: sân bay, nhà máy, công trường, xí nghiệp đều có thể bị bệnh điếc nghề nghiệp. Đặc biệt là những người tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao từ 85dB trở lên với thời gian làm việc trung bình 8 giờ/ngày và liên tục từ 4 năm. 

Hình ảnh: Người lao động làm việc tại nơi có tiếng ồn lớn (nguồn: Internet)

3. Triệu chứng bệnh điếc nghề nghiệp:

Cấp tính: (Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ tiếng ồn lớn hơn 140 dB)

  • Đau, chảy máu tai; chóng mặt, ù tai, nghe kém, điếc;
  • Vị trí tổn thương: màng nhĩ, tai giữa, ốc tai;
  • Tổn thương hai tai đồng đều hoặc không đồng đều: phụ thuộc hướng của nguồn tiếng ồn;
  • Biểu đồ sức nghe: điếc tiếp nhận hoặc hỗn hợp.
 

Mạn tính (tiếp xúc tiếng ồn vượt quá giới hạn tiếp xúc trong thời gian liên tục 4 năm)

  • Ù tai, nghe kém, khó khăn khi trao đổi công việc. Nếu ngừng tiếp xúc với tiếng ồn, sức nghe cũng không hồi phục nhưng cũng không tiến triển xấu hơn.
  • Biểu đồ sức nghe: thể hiện một điếc tiếp âm, khuyết sức nghe ở tần số 3000Hz đến 6000Hz có đỉnh ở tần số 4000Hz, đối xứng 2 tai (đối xứng hoàn toàn hay không hoàn toàn), tùy theo mức độ bệnh mà có tổn thương thể loa đạo đáy hay toàn loa đạo.
 

4. Biến chứng có thể gặp: như viêm tai có cholesteatome, tổn thương tiền đình (ù tai, chóng mặt), liệt dây VII, biến chứng nội sọ, ù tai, nghe kém thể toàn loa đạo, có thể tiến triển thành điếc đặc hoàn toàn.

 
5. Cách phòng ngừa bệnh điếc nghề nghiệp: Bệnh điếc nghề nghiệp nếu không kịp thời phòng tránh sẽ dẫn đến điếc vĩnh viễn, không có khả năng phục hồi.

Đối với người lao động: khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn hơn 85dB, người lao động cần phải sử dụng phương tiện chống ồn cá nhân trong khi làm việc: nút tai, tai nghe, chụp tai… đồng thời, định kỳ thực hiện kiểm tra sức nghe. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường về nghe như ù tai, nghe kém… người bệnh cần tìm đến các chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

Đối với người sử dụng lao động:

  • ​​​​​​​Nên bố trí máy móc, sắp xếp dụng cụ hợp lý, cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn, bọc kín mí gây ồn, làm hệ thống cửa ra vào…;
  • Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh như giảm tốc độ, bôi trơn dầu mỡ, đệm bằng cao su, chất đàn hồi, lò xo, thay thế kim loại bằng chất dẻo…;
  • Trang bị phương tiện chống ồn cho công nhân;
  • Bố trí công nhân làm việc trong các phòng cách âm, bố trí thời gian làm việc hợp lý;
  • Định kỳ kiểm tra sức nghe của công nhân để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời;
  • Tổ chức tập huấn cho công nhân hiểu biết về tác hại của tiếng ồn và bệnh điếc nghề nghiệp để họ chủ động và tự giác thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp cho bản thân họ;
  • Định kỳ giám sát, kiểm tra môi trường lao động.

Hình ảnh: Đo thính lực (Kiểm tra sức nghe)

1 trong 7 đơn vị được cấp phép khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phòng khám đa khoa trường đại học y tế công cộng sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tư vấn, đánh giá về môi trường lao động (quan trắc môi trường), khám sức khoẻ định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có nhu cầu nhằm giúp các tổ chức, cá nhân đảm bảo thực hiện đúng, đủ quy định của Pháp luật về An toàn vệ sinh lao động. Quan trọng hơn là có thể dự phòng và giảm thiểu được các yếu tố nguy cơ, nguy hiểm có thể xảy trong quá trình lao động.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved