A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BỆNH BASEDOW VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Bệnh Basedow được biết đến là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp, là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh diễn biến rất thầm lặng nếu không nhận biết sớm và điều trị tích cực có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh Basedow là bệnh gì?

  • Bệnh Basedow là bệnh cường chức năng, phì đại và cường sản tuyến giáp. Những biến đổi bệnh lý trong các cơ quan và tổ chức là do tác dụng của các hormon giáp tiết quá nhiều trong máu.
  • Bệnh này có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo tập quán, thói quen của từng khu vực, quốc gia như Graves, Parry, bướu giáp độc lan tỏa, cường giáp tự miễn.
  • Tỷ lệ mắc Basedow ở phụ nữ cao hơn, chiếm tới 80% các trường hợp, thường ở độ tuổi từ 20- 50 và bệnh nhân có tiền sử gia đình biểu hiện bệnh tuyến giáp.

 

Người bị Basedow (nguồn: Interntet)

 

Nguyên nhân

Basedow được coi là bệnh tự miễn nhưng không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng

  • Rối loạn tiêu hoá. Tiêu chảy hoặc tăng tần suất nhu động ruột.
  • Ăn khoẻ. Gầy, sút cân mặc dù ăn bình thường hoặc ăn nhiều.
  • Mệt mỏi, tinh thần bất ổn, hay cáu gắt hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm.
  • Nhịp nhanh, tiếng tim đập mạnh, huyết áp tăng.
  • Xuất hiện bướu cổ lan toả (bướu cổ là dấu hiệu thường gặp ở khoảng 80% các bệnh nhân basedow, mức độ to của bướu giáp có thể thay đổi sau khi được điều trị, nhất là ở những bệnh nhân mới bị bệnh).
  • Phù niêm trước xương chày.
  • Run tay. To các đầu ngón tay, ngón chân.
  • Mắt lồi.
  • Rối loạn điều hoà thân nhiệt với biểu hiện da nóng ẩm, nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.
  • Rối loạn sinh dục biểu hiện bằng suy giảm ham muốn tình dục.
  • Rối loạn kinh nguyệt.

Biến chứng

Bên cạnh các biến chứng phổ biến liên quan đến mắt và da, những biến chứng ở bệnh Basedow khác bao gồm:

  • Đột quỵ
  • Suy tim/ các vấn đề về tim
  • Mỏng xương, dẫn đến loãng xương
  • Cơn bão giáp (triệu chứng tăng đột ngột hiếm gặp, đe dọa tính mạng)

Tuy nhiên, những biến chứng này thường phát triển ở những người không được điều trị hoặc điều trị không thường xuyên.

Các bệnh đồng mắc:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Lupus ban đỏ hệ thống (bệnh tự miễn gây ra tình trạng cơ thể tự sản xuất ra kháng thể tấn công vào các mô của các cơ quan)
  • Bệnh Addison (suy thượng thận nguyên phát)
  • Bệnh celiac (bệnh qua trung gian miễn dịch di truyền ở người do không dung nạp gluten, gây viêm niêm mạc và teo nhung mao, dẫn đến kém hấp thu).
  • Bệnh đái tháo đường type I.
  • Bệnh bạch biến (là một tổn thương mất tế bào sắc tố da khiến vùng da bị ảnh hưởng có màu da nhạt hơn so với những vùng da khác trên cơ thể).

Ngoài ra, bất kỳ loại cường giáp nào không được điều trị đều có thể dẫn đến tình trạng cấp tính được gọi là cơn nhiễm độc giáp cấp đặc trưng bởi tình trạng mất nước, nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, suy tim, rối loạn thông khí và suy giảm ý thức.

 

Dấu hiệu lồi mắt ở người bị Basedow (nguồn: Internet)

 

Chẩn đoán bệnh                                                                        

Một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh basedow như:

  • Xét nghiệm hormone tuyến giáp, TR Ab, TPO Ab, TgAb,…
  • Siêu âm tuyến giáp….

Bệnh Basedow lây qua đường nào?

Basedow không phải là một bệnh truyền nhiễm nên không lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc. Nguyên nhân gây bệnh đến từ yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị nhiễm độc giáp thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, người bệnh hay người trong gia đình có thể yên tâm chung sống cùng nhau.

Điều trị

Bệnh Basedow có ba phương pháp điều trị:

  • Dùng thuốc kháng giáp tổng hợp.
  • Phẫu thuật cắt giảm tuyến giáp.
  • Dùng Iod phóng xạ (RAI, I131).

Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đứa ra phương pháp phù hợp với từng bệnh nhân.

Cách phòng tránh bệnh Basedow

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng để duy trì sức khỏe và hoạt động cơ thể. Các triệu chứng có thể không chỉ khó chịu mà còn đáng lo ngại. Tuy nhiên, bệnh tuyến giáp dễ chẩn đoán và có những phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Người bệnh có thể không khỏi bệnh hoàn toàn và thỉnh thoảng xuất hiện triệu chứng. Điều trị thích hợp có thể giúp người bệnh sống vui vẻ.

PKĐK Y tế Công cộng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất tốt cùng đội ngũ y bác sỹ chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn chu đáo, tận tình. Luôn là địa chỉ thăm khám bệnh uy tín đến đây, bệnh nhân không chỉ được thăm khám, chẩn đoán bệnh mà còn được tư vấn về sức khỏe.


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved