A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh tim mạch - Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

Việt Nam  hiện có 25% dân số mắc  bệnh lý về tim mạch với tỷ lệ tử vong cao nhất chiếm 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016 tương đương với hơn 170.000 người.  Biết rõ một số triệu chứng bệnh tim mạch thường gặp sẽ là cơ sở giúp mỗi người nhận biết bệnh sớm hơn và có phương pháp điều trị kịp thời.

1. Thế nào được gọi là bệnh tim mạch?

Bệnh tim mạch (CVD) là các tình trạng liên quan đến tim hoặc mạch máu, gây suy yếu khả năng làm việc của tim.

Bệnh tim mạch có thể gặp ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Ảnh 1: Đau tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (Nguồn: internet)

 

2. Những dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh tim mạch cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa:

  • Đau ngực (đau vùng tim): Cơn đau nhói ở ngực, đặc biệt ở ngực trái có thể là khởi đầu của bệnh mạch vành, giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, viêm cơ tim. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau ngực thì nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện bệnh.
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực: là cảm giác tim đập mạnh hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, hồi hộp đánh trống ngực. có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim...
  • Khó thở, thở dốc (cảm giác thiếu hơi, đoản hơi): Cảm giác như có vật gì đó đè nén ngực hoặc khó khăn khi hít thở sâu, khó thở đột ngột, khó thở khi nằm nghỉ, phải bật dậy để thở, hay khó thở khi về đêm. khó thở mỗi lúc gắng sức, chẳng hạn như sau khi tập thể dục, làm việc nặng.
  • Choáng, ngất: Tự nhiên choáng ngất sau làm việc nặng, quá sức là hiện tượng trụy tim mạch. những người hay bị choáng ngất cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.
  • Phù chân: Phù tím, phù mềm cả hai chi dưới là bệnh lý suy tim phải kèm theo các dấu hiệu như gan to, cổ trướng.
  • Da, niêm mạc tím: Tim hoạt động kém gây thiếu ôxy da sẽ trở nên tím tái, tím ở môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng có thể xuất hiện toàn thân tím tái. bạn cần phải đi khám xác định

Ảnh 2Các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lý tim mạch

 

3. Một số bệnh tim mạch thường gặp:

  • Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính, xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch cao hơn so với bình thường
  • Bệnh động mạch vành là tình trạng những mảng xơ vữa hoặc Cholesterol bám lên thành động mạch khiến lòng động mạch bị hẹp, giảm khả năng lưu thông máu, hạn chế việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan. Lâu dần sẽ bị tắc hẳn gây nhồi máu cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
  • Tai biến mạch máu não khi tuần hòa máu lên não bị gián đoạn, suy giảm gây thiếu oxy, dinh dưỡng mô não, chết tế bào não dẫn đến các di chứng nặng nề thậm chí tử vong.
  • Bệnh cơ tim là bệnh lý xảy ra khi cơ tim suy yếu, không thể bơm đủ máu cung cấp cho cơ thể ( thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim và nhồi máu cơ tim...)
  • Suy tim là tình trạng bệnh lý do tim bị yếu đi và không thể hoàn thành được chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể một cách bình thường được.
  • Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng đóng mở cho máu lưu thông theo một chiều (hẹp, hở van).
  • Bệnh tim bẩm sinh là những dị dạng ở tim xảy ra từ khi còn trong bào thai.

Ảnh 3:  Bác sỹ đang chẩn đoán và tư vấn cho bệnh nhân

 

4. Cách phòng bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm vì vậy chúng ta cần có những kế hoạch chủ động trong việc phòng ngừa:

  • Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu.
  • Theo dõi và kiểm soát tốt huyết áp.
  • Không hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
  • Giữ cân nặng luôn ổn định, tránh béo phì.
  • Luyện tập thể dục thể thao điều độ.
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
  • Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất.
 

Khoa Nội tổng hợp - PKĐK trường đại học YTCC cung cấp dịch vụ:

  • Khám và chẩn đoán sớm các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch mành, nhồi máu cơ tim…
  • Đo điện tâm đồ (ECG).
  • Siêu âm Doppler tim.
  • Hệ thống  máy móc, trang thiết bị hiện đại, cơ sở rộng rãi, khang trang, cùng đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm, PKĐK chắc chắn sẽ mang đến sự chăm sóc và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved