A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các bệnh lý dinh dưỡng thường gặp ở Việt Nam

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển tiếp về mô hình bệnh tật và đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, vì vậy các vấn đề thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng đều thường gặp trong cộng đồng. Bên cạnh vấn đề thiếu dinh dưỡng vẫn đang giải quyết như còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn chậm lớn ở trẻ nhỏ, thiếu vi chất dinh dưỡng ở các lứa tuổi; vấn đề thừa dinh dưỡng với các ca bệnh thừa cân, béo phì đã xuất hiện và ngày càng tăng tại Phòng khám đa khoa Trường Đại học Y tế công cộng.

1. Còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ:

Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam suy dinh dưỡng thấp còi còn cao (24,9% năm 20141). Số trường hợp bệnh suy dinh dưỡng, còi xương đến thăm khám và phát hiện, tư vấn kịp thời tại phòng khám ngày càng tăng. Trẻ nhỏ sau khi được khám và chẩn đoán còi xương, suy dinh dưỡng sẽ được hướng dẫn chế độ ăn và xây dựng thực đơn phù hợp.

       Hình 1: Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng trong cộng đồng (Nguồn: internet)

 

2. Biếng ăn chậm lớn ở trẻ nhỏ:

Đời sống xã hội hiện đại tác động tới hành vi chăm sóc trẻ nhỏ của các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ khiến ngày càng nhiều trẻ em mắc chứng biếng ăn, chậm lớn. Trẻ biếng ăn, chậm lớn sẽ được hỗ trợ tìm ra nguyên nhân để khắc phục căn nguyên bệnh. Người chăm sóc trẻ cũng sẽ được tư vấn dinh dưỡng, xây dựng chế độ ăn cho trẻ, bổ sung dinh dưỡng phù hợp từng độ tuổi, giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.

 

3. Thiếu vi chất dinh dưỡng:

Những năm trở lại đây, thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của người dân Việt Nam đã được quan tâm và bàn luận trong nhiều hội nghị trong và ngoài nước. Đời sống hiện đại với sự thịnh hành của thực phẩm chế biến sẵn càng làm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng thêm nghiêm trọng, ví dụ như tình trạng thiếu kẽm, thiếu hụt canxi do thiếu vitamin D3 hỗ trợ hấp thu,... Đối tượng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cần được tư vấn tiến hành các cận lâm sàng như xét nghiệm máu, đo mật độ xương…để có những hướng dẫn bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể ở từng giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể người.

 

4. Thừa cân, béo phì:

Trẻ dưới 5 tuổi thừa cân/béo phì đăng tỉ lệ từ 4,8% (năm 2014) nên 5,9% (năm 2017) và đang có xu hướng ngày một tăng1. Tương tự như tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, cuộc sống hiện đại gấp gáp cùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, lối sống tĩnh tại,…là một trong các nguyên nhân chính gây tình trạng này. Các đối tượng thừa cân/béo phì cần được khám sàng lọc tìm nguyên nhân gây thừa cân, béo phì. Một phần vô cùng quan trọng là đối tượng cần được tư vấn dinh dưỡng và lối sống phù hợp, xây dựng chế độ ăn với liệu trình giảm cân an toàn và hiệu quả.

Hình 2: Bệnh lí thừa cân-béo phì cần được tư vấn dinh dưỡng (Nguồn: internet)

 

5. Mất cân bằng dinh dưỡng ở các bệnh mạn tính:

Đa số các trường hợp tử vong hằng năm do các bệnh không lấy nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư,…hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lí và lối sống lành mạnh2. Các bệnh mạn tính với số lượt khám ngày càng tăng tại phòng khám cũng nổi lên như một vấn đề dinh dưỡng cần lưu ý. Bệnh nhân bệnh mạn tính cần được tư vấn và đưa ra lời khuyên dinh dưỡng hợp lí phù hợp với bệnh cảnh mạn tính đi kèm.

Hình 3: Dinh dưỡng hợp lí giúp hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính không lây, (Nguồn: internet)

 

Phòng Khám Đa khoa trường Đại học Y tế công cộng là điểm đến đáng tin cậy để chăm sóc dinh dưỡng cho quý khách hàng:

  • Khám, xét nghiệm máu, đo mật độ xương…liên quan bệnh cảnh dinh dưỡng
  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng với trang thiết bị chuyên dụng như cân đo phần trăm mỡ cơ thể, đo bề dày lớp mỡ dưới da, tính toán năng lượng khẩu phần, các vi chất dinh dưỡng hiện có trong khẩu phần, tư vấn dinh dưỡng cá thể, xây dựng chế độ ăn, lối sống phù hợp cho từng đối tượng bệnh.

 

1 Viện Dinh dưỡng, Báo cáo Giám sát Dinh dưỡng hàng năm.

2 Báo cáo của Cục Quản lí Khám Chữa bệnh – Bộ Y tế, 2018.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved