A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội chứng cổ vai tay - Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Đau cổ vai là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt là những người làm công việc văn phòng, có đặc thù công việc phải ngồi lâu tại một vị trí, ít vận động, hoặc do vận động sai tư thế.

Hội chứng cổ vai tay là một khái niệm xuất phát bởi đau từ cột sống cổ lan xuống vai và lan xuống một hoặc hai tay

 

Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân thường gặp do thoái hóa cột sống cổ (70- 80%)
  • Thoát vị đĩa đệm (20-25%), đơn thuần hoặc phối hợp thoái hóa cột sống cổ
  • Các nguyên nhân ít gặp khác: chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống

Triệu chứng: Biểu hiện thường gặp là đau vùng cổ, vai và tay, kèm theo rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ thần kinh bị tổn thương:

  • Đau vùng cổ gáy có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, vận động tác vận động mạnh, sau khi ngủ dậy. Đau có thể xuất hiện từ từ, âm ỉ.
  • Hạn chế vận động cột sống cổ, vẹo cổ
  • Đau có thể lan lên đầu hay lan xuống cánh tay, bàn tay. Đau tăng lên khi xoay đầu về bên đau
  • Rối loạn cảm giác và vận động như: tê bì, kiến bò ở cánh tay, bàn ngón tay
  • Đau có thể kèm theo đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, mệt mỏi…

Phương pháp điều trị:

  • Điều trị thuốc.
  • Điều trị không dùng thuốc: Điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng, tập bài tập cột sống cổ, vai, cánh tay phù hợp.

Phòng bệnh:

  • Khi làm việc, học tập với máy tính, bàn làm việc không ngồi quá lâu
  • Giữ cột sống cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách, dùng máy tính, điện thoại, không cúi gập cổ quá lâu
  • Không dùng gối cao kê đầu để nằm đọc sách, xem tivi. Khi ngủ dùng gối thấp.
  • Kết hợp tập luyện bài tập vận động cột sống cổ, vai: gập – duỗi cổ, nghiêng đầu sang phải - trái, xoay cổ sang phải - trái, tập các cử động đai vai khi ngủ dậy vào buổi sáng, khi nghỉ giải lao giữa giờ làm việc, học tập.
  • Bơi lội
  • Không làm các cử động bẻ, lắc, vặn cột sống cổ vì có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Khi bị đau thì nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động, có thể chườm ấm, xoa bóp nhẹ tại vùng đau.

Khi bạn có các triệu chứng của bệnh mà không đỡ thì cần đến khám để được các bác sỹ khám, chẩn đoán, tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved