A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khám sức khỏe nghề nghiệp và những điều bạn nên biết

Khám sức khỏe nghề nghiệp giúp người lao động có thể phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe để điều trị kịp thời, an tâm lao động và sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nắm được tình hình sức khỏe người lao động nên có thể sắp xếp vào vị trí phù hợp để lao động đạt năng suất cao.

1. Mục đích khám sức khỏe nghề nghiệp:
  • Đánh giá mức độ phù hợp của sức khỏe người lao động với công việc đang làm;
  • Phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, các bệnh phát sinh liên quan đến yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp.
 
2. Đối tượng khám sức khỏe nghề nghiệp là ai?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khám sức khỏe nghề nghiệp là bắt buộc. Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 và Thông tư 28/2016/TT-BYT đã quy định về đối tượng áp dụng khám bệnh nghề nghiệp:

  • Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp;
  • Người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động nằm trong các đối tượng đã nêu trên.
Hình ảnh: Khám sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.
 
3. Nội dung khám sức khỏe nghề nghiệp

Nội dung khám sức khỏe phải áp dụng theo quy định của pháp luật.

Thông tư số 13/2007/TT-BYT quy định các nội dung của khám sức khỏe nghề nghiệp như sau:

  • Lập hồ sơ, cập nhật các thông tin về tiền sử sức khỏe bệnh tật.
  • Khám thể lực chung: Đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp...
  • Khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa: Nội, ngoại, da liễu, phụ khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt...
  • Khám cận lâm sàng bắt buộc: Công thức máu, đường máu, tổng phân tích nước tiểu, chụp Xquang, làm các xét nghiệm khác theo chỉ định của Bác sĩ.
Hình ảnh: Chụp Xquang tim phổi.
Nội dung khuyến cáo áo dụng trong khám sức khỏe:
  • Đo kiểm tra thính lực bằng máy đo thính lực (Audiometer): Nên áp dụng trong khám tuyển, đo kiểm tra hàng năm nếu môi trường có mức tiếng ồn cao (người lao động cảm thấy khó chịu với mức tiếng ồn tại nơi làm việc).
  • Đo chức năng hô hấp bằng máy đo chức năng hô hấp: Nên áp dụng với các đối tượng làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với khói, bụi.
  • Siêu âm tổng quát, điện tâm đồ nên định kỳ thực hiện 1 - 3 năm một lần.
  • Các xét nghiệm sinh hóa: Xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận..
Hình ảnh: Đo thính lực
 

Tùy theo yếu tố người lao động phải tiếp xúc tại nơi làm việc mà lựa chọn các nội dung khám bệnh nghề nghiệp khác nhau. Việc lựa chọn các nội dung khám nên tham khảo các bác sỹ chuyên khoa sức khỏe nghề nghiệp.

 

Là 1 trong 7 cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, Phòng khám đa khoa Trường đại học y tế công cộng đã trở thành 1 địa chỉ tin cậy cho các đơn vị/ doanh nghiệp lựa chọn khám phát hiện bệnh nghề nghiệp với các dịch vụ chuyên khoa:

  • Khám tuyển, khám bố trí vị trí lao động.
  • Khám bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến lao động cho người lao động, học nghề, học sinh, sinh viên.
  • Tư vấn sức khỏe nghề nghiệp, tâm sinh lý lao động và Ecgônômi, sức khỏe trường học,...
  • Điều trị, phục hồi chức năng cho người lao động, học nghề, học sinh, sinh viên bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các vấn đề sức khỏe phát sinh do lao động hoặc môi trường.

 

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin vui lòng truy cập tại đường link

https://www.facebook.com/phongkhamdakhoadaihocytecongcong/photos/a.161851971060831/644725162773507/

http://phongkhamdaihocytecongcong.com.vn/thong-tin-suc-khoe2/tam-quan-trong-cua-kham-suc-khoe-nghe-nghiep.html


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved