A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh phụ khoa

Theo một số nghiên cứu mới đây, có khoảng 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị mắc các bệnh phụ khoa. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản và hạnh phúc gia đình. Để hiểu hơn về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh lý này mời các chị em theo dõi bài viết dưới đây.

1. Một số bệnh lý phụ khoa theo các độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa, từ trẻ em tuổi dậy thì đến phụ nữ trưởng thành chúng ta đều không biết cách vệ sinh phòng bệnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có sức đề kháng tốt nhưng lại thiếu hiểu biết về chăm sóc và cách phòng ngừa. Đến độ tuổi mãn kinh, sức đề kháng của phụ nữ kém đi dẫn đến việc viêm phụ khoa cao.

Ảnh 1: Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Một số nguyên nhân thường gặp:

  • Vệ sinh không đúng cách: Bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo đặc biệt với nhiều nếp nhăn cùng nhiều ống tuyến, môi trường luôn ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, vệ sinh vùng kín không đúng cách là một trong những nguyên nhân  gây bệnh.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Phụ nữ có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh phụ khoa rất cao nếu quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục với nhiều bạn tình mà không sử dụng bao cao su. Đặc biệt là các bệnh truyền qua đường tình dục như: lậu sinh dục, giang mai, sùi mào gà…
  • Nạo phá thai nhiều lần: Đa số nguyên nhân dẫn đến việc nạo phá thai đều do người phụ nữ thiếu kiến thức nên nhiều chị em phụ nữ đã chọn những cơ sở nạo phá thai kém chất lượng, không được tư vấn và điều trị đúng cách dẫn đến việc bị viêm phụ khoa.
  • Do chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách: Theo TS.BS. Nguyễn Văn Sang- chuyên khoa Sản – Phòng khám đa khoa Trường đại học YTCC cho biết: “Sự chủ quan, tự ý điều trị tại nhà hoặc điều trị không dứt điểm sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn”. Do đó sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc và khó khăn hơn cho việc điều trị.

2. Biểu hiện điển hình của bệnh phụ khoa là gì?

  • Ra nhiều khí hư có màu xanh, vàng hoặc có máu, có mủ và mùi hôi khó chịu
  • Ngứa hoặc nóng rát âm đạo
  • Rối loạn kinh nguyệt: Rong kinh, rong huyết, kinh nguyệt không đều.
  • Đi tiểu buốt , tiểu rắt.
  • Đau khi quan hệ tình dục hoặc đau bụng dưới

 

Ảnh 2: Đau bụng dưới là biểu hiện của viêm phụ khoa ( Nguồn: Internet )

 

 3. Cách phòng ngừa bệnh phụ khoa

Vệ sinh hàng ngày đúng cách:

  • Khi rửa vệ sinh không đưa tay thụt rửa vào sâu trong âm đạo gây xây xước, viêm nhiễm.
  • Khi vệ sinh thì phải lau hướng từ trước ra sau và phải vệ sinh, rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh
  • Luôn giữ vùng kín được khô ráo, sạch sẽ, hạn chế mặc các đồ bó sát , chật chội
  • Không dùng chung khăn tắm, đồ lót
  • Không nên dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín
  • Trong những ngày hành kinh phải vệ sinh sạch, thay băng 4 giờ/ lần
 

Ảnh 3 : Nhân viên y tế khoa Sản đang tư vấn cho khách hàng

 Thực hiện tình dục an toàn:

  • Không quan hệ tình dục khi đang hành kinh hoặc ra huyết bất thường.
  • Sống chung thủy 1 vợ 1 chồng.
  • Sử dụng bao cao su
  • Khi mắc bệnh phải điều trị cả vợ và chồng.
 

Khám phụ khoa định kìĐối với chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ từ 1-2 lần/ năm để phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh  dứt điểm.

Hiện tại Phòng khám chuyên khoa Sản – PKĐK trường đại học YTCC cung cấp dịch vụ:

  • Khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa như : Siêu âm tử cung buồng trứng , siêu âm dầu dò âm đạo, nội soi cổ tử cung giúp phát hiện u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm lộ tuyến, nang Naboth, polyp cổ tử cung.
  •  Xét nghiệm: Chlamydia test, vi khuẩn nhuộm soi, xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, lậu, giang mai, sùi mào gà…

 

Với máy móc, trang thiết bị hiện đại , cơ sở rộng rãi, khang trang, cùng đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm, PKĐK chắc chắn sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm khám vô cùng hài lòng.


Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved