A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhận biết và phòng ngừa bệnh trĩ

Theo thống kê của các nghiên cứu, bệnh trĩ là một bệnh phổ biến, chiếm tỷ lệ cao hơn 90% trong các nhóm về bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng. Trĩ hay gặp ở phụ nữ có thai, người lao động,… Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

1. Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là hiện tượng giãn các đám rối tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn trực tràng. Sự giãn các đám rối tĩnh mạch trĩ trên tạo thành trĩ nội, sự giãn các đám rối tĩnh mạch trĩ dưới tạo thành trĩ ngoại.

 

2. Nguyễn nhân và biến chứng thường gặp:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trĩ và có rất nhiều học thuyết giải thích nguyên nhân này, trong đó thường dựa vào 2 thuyết động học và cơ học:

  • Thuyết động học: thường là giải thích do sự rối loạn tuần hoàn của các búi trĩ
  • Thuyết cơ học: thường nói đến hiện tượng thoái hóa keo thì các giải sợi cơ này trùng giãn dần làm sa búi trĩ.
  • Các yếu tố khác: táo bón, tiêu chảy kéo dài,…
Các biến chứng thường gặp:
  • Chảy máu: trĩ là do giãn tĩnh mạch máu nên rất dễ rách, dễ vỡ gây chảy máu nhiều, nếu kéo dài sẽ rất nguy hiểm, gây thiếu máu.
  • Sa trĩ: Trĩ lòi ra ngoài thành búi hoặc thành vòng gây đau đớn, khó chịu.
  • Trĩ bị tắc nghẽn: do cục máu đông tụ lại, làm thành búi trĩ nhanh chóng sưng to đau, căng bóng.
  • Trĩ bị viêm nhiễm: làm nóng rát ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn, khám thấy búi trĩ phù nề sưng to.
 
3. Biểu hiện của bệnh:

Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh ngay là chảy máu và sa búi trĩ.

  • Chảy máu: là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi ngoài hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ. Về sau mỗi lần đi ngoài phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi ra ngoài nhiều máu cục.
  • Sa búi trĩ: Thường xảy ra muộn hơn sau một thời gian đi ngoài có máu chảy, lúc đầu sau mỗi lần đi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to ra và không tự tụt sai khi đi ngoài nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng, khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Ảnh 1: Mô hình mô phỏng trĩ nội độ I (nguồn: Internet)
 
4. Các cấp độ bệnh:

Trĩ nội: bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch trĩ trên, quan sát hậu môn thường khó nếu búi trĩ nhỏ, búi trĩ sa ra ngoài thường có màu đỏ tươi, bề mặt ướt, có 4 cấp độ.

Ảnh 2: Bốn cấp độ trĩ nội (nguồn: Interet)

 

Trĩ ngoại: được che phủ bởi hậu môn. Khi banh vùng hậu môn có thẻ quan sát toàn bộ phần da của ống hậu môn. Búi hồng có màu đỏ thẫm, bề mặt khô.

Trĩ hỗn hợp: là biểu hiện của trĩ ngoại và trĩ nội ở các mức độ khác nhau.

 

5. Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị?

Hiện nay, để chẩn đoán bệnh trĩ các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và nội soi. Điều trị bệnh trĩ có một số phương pháp phổ biến:

  • Điều trị về nội khoa: dùng thuốc theo đường toàn thân hoặc dùng tại chỗ dưới dạng thuốc đặt, thuốc mỡ bôi. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi loại trĩ song chỉ có tác dụng cho bệnh nhân có mức độ nhẹ. Thuốc cũng chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng tạm thời mà không có tác dụng triệt để.
  • Điều trị bằng y học cổ truyền: có nhiều bài học đông y , tự bấm huyệt, dùng thuốc nam đơn giản.
  • Điều trị ngoại khoa: có rất nhiều phương pháp điều trị nhưng ở một số bệnh viện đặc biệt người ta sử dụng phương pháp phẫu thuật không đau (Longo)
Hiện tai, PKĐK kết hợp giữa 2 phương pháp nội khoa và ngoại khoa nhưng bệnh nhân phải được chẩn đoán sớm.
 
6. Phòng ngừa bệnh trĩ:

Táo bón là nguyên nhân chính dẫn đến trĩ. Để tránh táo bón, nên theo các lời khuyên dưới đây:

Tập thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày.

  • Điều chỉnh thói quen ăn uống:
  • Tránh các chất kích thích như: cà phê, rượu, trà
  • Tránh các thức ăn nhiều gia vị như: ớt, tiêu.
  • Uống nước đầy đủ
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ như: hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám.

Ảnh 3: Top 10 thực phẩm giàu chất xơ bạn nên ăn

 

Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ: bơi lội, đi bộ,..

Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như: viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ,…

 
 
 
 
 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved