A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những dấu hiệu nhận biết bạn bị rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu (còn gọi là mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ…) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa. Rối loạn chuyển hóa mỡ máu không phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, hay cân nặng. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh lý tim mạch. Sau đây là những triệu chứng bạn cần nắm rõ để đi khám và điều chỉnh kịp thời tránh mang bệnh tật và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

1. Các biểu hiện lâm sàng (bên ngoài) của tăng lipid máu:
  • Cung giác mạc: Màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, định vị quanh mống mắt. Dấu hiệu này thường có giá trị đối với người dưới 50 tuổi.
  • Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, da, lương, ngực…, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa.
  • Dạng ban vàng lòng bàn tay: Phân bố ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.
  • Chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi.
  • Đau tức ngực, cảm giác chèn ép trong ngực và khó thở.
  • Lú lẫn, suy giảm trí nhớ.
Ảnh 1: Triệu chứng lâm sàng nốt u vàng vùng mắt trong rối loạn lipid máu (nguồn: Internet)
 
2. Các xét nghiệm phát hiện rối loạn lipid máu:

Để phát hiện người bệnh có bị rối loạn chuyển hóa lipid máu hay không, bác sĩ sẽ cho chỉ định làm bộ tứ của nhóm mỡ máu sau:

  • Định lượng Cholesterol máu: Chỉ số bình thường của Cholesterol từ 3.9 5.2 mmol/L. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng máu nhiễm mỡ của người bệnh. Tùy thuộc và mức độ tăng cao của chỉ số cholesterol mà bác sĩ có chỉ định phác đồ điều trị phù hợp khác nhau.
  • Định lượng Triglyceid máu: Những người có triglyceride trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL cholesterol và giảm HDL cholesterol. Chỉ số bình thường của Triglycerid từ 0.46 – 1.88 mmol/L.
  • Định lượng HDL – Cholesterol máu: HDL – cholesterol được cho là loại cholesterol “tốt” vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, đồng thời nó cũng vận chuyển cholesterol dư thừa ra khỏi thành mạch máu. Do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Chỉ số bình thường của HDL – C > 0.9 mmol/L.
  • Định lượng LDL – Cholesterol máu: Đây là thành phần được coi là cholesterol “xấu”, khi lượng LDLc này tăng nhiều trong máu sẽ lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng xơ vữa động mạch. Chỉ số bình thường của LDL - C  ≤ 3.4 mmol/L.

Ảnh 2: Hình ảnh huyết tương đục do máu nhiễm mỡ.

Lưu ý: Để có kết quả chính xác, khi đi lấy máu làm xét nghiệm mỡ máu thì bạn cần nhịn ăn đủ 8 tiếng và hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, trứng và các loại thực phẩm chứa nhiều lipid.

3. Tại sao người gầy vẫn bị mỡ máu tăng cao?

Khi nhắc đến tăng mỡ máu mọi người sẽ nghĩ chỉ có người béo phì, thừa cân mới phải lo đến tình trạng bị mỡ máu cao nhưng điều đó là sai lầm. Người gầy, ăn chay trường vẫn có thể bị mỡ máu cao như thường. Dưới đây là một số lý do quan trọng giải thích tại sao người gầy vẫn có thể bị mỡ máu.

4. Hậu quả nghiêm trọng của mỡ máu cao nếu không được điều trị kịp thời. Mỡ máu cao tạo thành mảng bám vào thành mạch, làm chậm hoặc chặn dòng máu đi qua mạch. Từ đó, chúng làm tăng nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tim mạch
  • Bệnh mạch vành ở tim
  • Nhồi máu cơ tim, đôt quỵ
  • Đau tim.
  • Bệnh động mạch ngoại biên.
Ảnh 3: Biến chứng xơ vữa động mạch gây tắc mạch máu (nguồn: Internet)
 
5. Cách phòng ngừa và cải thiện mỡ máu cao hiệu quả, an toàn.
Để ngăn ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng rối loạn lipid máu, cần tuân thủ chặt chẽ các chế độ về tư vấn dinh dưỡng của Bác sĩ như sau:
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Giảm cân nếu bạn đang thừa cân
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá
  • Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim
  • Ăn nhiều trái cây và rau tươi
  • Chọn chất béo “tốt”: Bơ, dừa và dầu cọ, chất béo trong các sản phẩm sữa nguyên kem...
  • Tìm kiếm các nguồn thịt là nguồn cung cấp protein tốt.
  • Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn
  • Ăn nhiều cá hơn
  • Bổ sung gạo lứt.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved