A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiêu chảy - mối hiểm nguy ở trẻ em

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Mỗi năm có khoảng 1.100 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn, mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sức khoẻ khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước.

1. Tiêu chảy là gì?
Là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước ≥ 3 lần trong 24 giờ. Tiêu chảy được chia ra làm 2 loại:
  • Tiêu chảy cấp: đi ngoài phân lỏng, nhiều nước và kéo dài không quá 14 ngày.
  • Tiêu chảy mạn tính: đi ngoài phân lỏng nhiều nước kéo dài ít nhất 4 tuần.
 
2. Triệu chứng thường gặp của tiêu chảy ở trẻ em
Biểu hiện đầu tiên của bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường là:
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng tóe nước, phân có mùi hôi tanh có thể có lẫn máu hoặc nhày.
  • Trẻ thường biểu hiện mệt, quấy khóc nhiều, nôn... Số lần đi ngoài của trẻ có thể gấp đôi so với bình thường.
  • Trẻ thường xuyên thấy đau thắt bụng, khó ngủ.
  • Trẻ thường biểu hiện mệt, quấy khóc nhiều, nôn... Số lần đi ngoài của trẻ có thể gấp đôi so với bình thường.
  • Trẻ thường xuyên thấy đau thắt bụng, khó ngủ

Ảnh: Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp là đau bụng (Nguồn: Internet)
 
3. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ
Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh đường ruột cao trong đó có tiêu chảy là bệnh hay gặp nhất, do hệ thống miễn dịch yếu dễ bị các tác nhân vi khuẩn virus tấn công gây nhiễm trùng đường ruôt gây tiêu chảy ở trẻ. Nguyên nhân gây bệnh thường là:
  • Nhiễm khuẩn đường ruột: do virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: chế biến không hợp vệ sinh, thiếu hụt một số chất, chế độ ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ tanh, đồ dầu mỡ…
  • Vệ sinh cá nhân kém: khi trẻ vui chơi khó tránh khỏi việc tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus bám vào chân tay trẻ nếu không vệ sinh đúng cách dễ nhiễm khuẩn.
  • Thuốc kháng sinh: dùng kháng sinh dài ngày vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Ảnh: Nhiễm khuẩn đường ruột là một trong những nguyên nhân gây bệnh (Nguồn: Internet)

4. Các biện pháp điều trị

Trẻ bị tiêu chảy thể nhẹ không đáng lo ngại nếu trẻ vẫn hoạt động bình thường cũng như ăn uống đầy đủ. Hầu hết các trường hợp đều tự khỏi sau vài ngày và quan trọng là nước điện giải cho trẻ trong thời gian này. Theo các nhà khoa học, có khoảng 80% số trẻ em tiêu chảy cấp bị tử vong do mất nước và điện giải trầm trọng. Vì vậy, việc bù nước và điện giải là phần quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em.

  • Bù nước và điện giải: Điều quan trọng nhất là ngăn chặn việc mất nước. Trước tiên bù dịch bằng đường uống, dung dịch đầu tay để chống mất nước điện giải là oresol nhưng nếu trẻ không thể uống có thể thay bằng nước dừa, nước cam, nước lọc…  Nếu dùng phương pháp trên mà tình trạng đi ngoài và mất nước không cải thiện thì bố mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm  khám và điều trị kịp thời.
  • Chế độ dinh dưỡng: tiếp tục cho trẻ bú mẹ và uống bình thường tăng cường chất dinh dưỡng trong khẩu ăn của như thịt, cá, trứng, sữa , các loại quả như chuối, hồng xiêm, … Lưu ý trong chế độ ăn của trẻ nên hạn chế mỡ động vật.
  • Chế độ dùng thuốc: Có rất nhiều bà mẹ tự điều trị cho con ở nhà bằng các men tiêu hóa thay vì dùng men tiêu hoá thì các bố mẹ nên dùng men vi sinh cho trẻ. Ở một vài trường hợp tiêu chảy cấp tính có thể dùng các thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ tuy nhiên thường thì kháng sinh không được sử dụng.
Ảnh: Bảng phân loại mức độ mất nước của bệnh lý tiêu chảy cấp
 
5. Cách phòng bệnh tiêu chảy
  • Vệ sinh: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng các chất tẩy rửa thông thường…
  • Dinh dưỡng: đảm bảo trẻ được bú mẹ tối thiểu trong 6 tháng đầu đời, thức ăn của trẻ được chế biến sạch sẽ, an toàn…
  • Chủng ngừa  đầy đủ vaccine như phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus…
 
6. Khi nào trẻ cần đến cơ sở y tế
Trẻ cần được đến cơ sở y tế khi có một trong những triệu chứng sau:
  • Liên tục đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước
  • Trong phân có lẫn máu
  • Sốt, môi khô, mắt trũng
  • Nôn mửa liên tục
  • Khát, háo nước
  • Chán ăn, bỏ ăn
 

Nếu trẻ có bất kỳ biển hiện kể trên thì bố mẹ hãy đưa bé tới phòng khám chuyên khoa Nhi trường đại học y tế công cộng để được khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Uống vacccin Rota là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất hiện tại phòng tiêm chủng trường đại học y tế cộng luôn có sẵn vaccine Rota để phục vụ các “ khách hàng nhí”.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved