A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

U bã đậu - những điều bạn nên biết

U bã đậu là bệnh lành tính, không gây đau và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thông thường bệnh không cần chữa trị nếu không có những dấu hiệu bất thường như viêm tấy đỏ đau,… đặc biệt khi khối u phát triển to ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.

1. U bã đậu là gì? là một dạng u lành tính, có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục.

Hình ảnh 1: Cấu tạo của khối u bã đậu (Nguồn: Internet)

 

2. Dấu hiệu nhận biết u bã đậu?

  • Bệnh có những biểu hiện thường giống như nổi mụn bọc nên nhiều người hay nhầm tưởng với mụn, nhọt nên hay tự ý rạch, nặn lấy tổ chức bên trong ra, nhưng bị tái đi tái lại rất nhiều lần không hết.
  • U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ vào thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra là tổ chức bã trắng như đậu.
  • U bã đậu không làm khó chịu hay ảnh hưởng nhiều nhưng khi bị viêm nhiễm do để lâu ngày có thể bị hoại tử, hình thành nên các vết viêm loét, khiến người bệnh có cảm giác đau, khó chịu.
  • U thường xuất hiện ở những vùng da tiết ra nhiều mồ hôi, nhiều dầu, chất bã như ở vùng mặt, vai, lưng, mông,dưới cánh tay,…
  • U bã đậu là u lành tính ko gây đau đớn tuy nhiên trong 1 số trường hợp khôi u phát triển to lên chèn vào các dây thần kinh khiến người bệnh khó chịu, đau nhức.

Hình ảnh 2: Dấu hiệu nhận biết u bã đậu

 
3. Nguyên nhân và tác hại của u bã đậu
Bệnh u bã đậu bản chất là do tuyến bã ở lỗ chân lông không thoát được, dần dần tích tụ mà thành.
Tác hại của u bã đậu:
  • U bã đậu đa phần không gây đau hay khó chịu khi kích thước còn nhỏ, nhưng lâu dần kích thước khối u sẽ lớn dần, tổ chức bên trong hoại tử, tạo viêm loét, mưng mủ. Giai đoạn này thường điều trị rất khó khăn và tốn kém.
  • Khi bị bội nhiễm, hoại tử sẽ gây sưng tấy, đau cho bệnh nhân.
  • Nhiều trường hợp u mọc ở mặt, cằm, sau tai gây mất thẩm mỹ.

 

4. Điều trị u bã đậu như thế nào?

Bản chất của loại u này là lành tính nên không đáng lo ngại nếu như được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Chính vì thế, khi phát hiện có khối u, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn về cách chữa viêm u bã đậu.

Tùy vào từng giai đoạn mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, tiểu phẫu bóc u bã đậu vẫn là phương pháp được xem là tối ưu nhất.

Hình ảnh 3: Hình ảnh khối u sau tiểu phẫu .

 

5. Làm gì để phòng tránh và hạn chế bị u bã đậu?

Để phòng ngừa và hạn chế sự xuất hiện của u bã đậu, người bệnh cần phải luôn giữ cho da sạch, khô thoáng. Nếu da là da dầu, phải lau rửa, vệ sinh thường xuyên. Việc tắm rửa hàng ngày sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế tình trạng tích bã nhờn làm xuất hiện u bã đậu.

Hiện tại chuyên khoa Ngoại – PKĐK trường đại học YTCC cung cấp dịch vụ:

  • Sơ cấp cứu ban đầu về ngoại khoa
  • Xử trí các vết thương thông thường, bó bột, tháo bột gẫy xương nhỏ
  • Nắn trật khớp (khớp hàm, khớp vai,..)
  • Mổ u lành, u nang, u mỡ, bã đậu, u nông nhỏ
  • Xử trí thương tích bàn tay đơn giản
  • Chích rạch áp xe
  • Điều trị hạt cơm, dày sừng da, bớt sùi bằng đốt điện
  • Điều trị sùi mào gà bằng đốt điện
  • Nong bao quy đầu, cắt hẹp bao quy đầu
  • Phẫu thuật vết thương phần mềm: rách da đầu, khâu cơ, khâu gân…

 


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved