A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thiểu sản men răng: cách nhận biết và điều trị

Thiếu sản men răng hay còn gọi là bệnh “tươi răng” là một loại bệnh lý xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, bệnh có nhiều mức độ khác nhau. Do men răng khi mất đi thì không thể hồi phục lại được, tình trạng men răng nếu để lâu sẽ ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm giảm chức năng nhai của răng, gây ê buốt khi ăn. Vậy bệnh thiểu sản men răng là gì và cách chữa trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thiểu sản men răng là gì?

Ảnh 1: Người bị thiểu sản men răng: men răng mềm, mỏng, dễ vỡ, 

làm lộ lớp ngà răng bên dưới. (Nguồn: internet)

 

Men răng có vị trí ngoài cùng của răng, là lớp men trắng bóng bao phủ toàn bộ cấu tạo của răng, giúp bảo vệ ngà răng và tủy răng tránh khỏi các tác động từ yếu tố bên ngoài.

Thiểu sản men răng là sự hình thành không hoàn toàn hoặc lỗi cấu trúc men răng trong giai đoạn hình thành men răng, dẫn đến sự thiếu hụt số lượng men răng.

Có 2 loại thiểu sản men răng cơ bản:

- Thiểu sản men răng do di truyền: do gen di truyền trong gia đình.

- Thiểu sản men răng do tác động của môi trường:

  • Trong quá trình mang thai bà mẹ không được bổ sung calci và flour; các bé không được bổ sung các chất này trong chế độ ăn nên có men răng mỏng dễ thiểu sản men.
  • Thiếu hụt các Vitamin A,C,D…
  • Mắc các bệnh: hạ calci máu, giang mai, thủy đậu,…
  • Hấp thu quá nhiều flour trong nước uống trong quá trình hình thành răng.
  • Đánh răng sai cách làm mòn men răng và không được bổ sung calci và flour kịp thời.
  • Sử dụng các thực phẩm, đồ uống có nhiều axit trong thời gian dài.

 

2. Biểu hiện của bệnh thiểu sản men răng

Ảnh 2: Hình ảnh thiểu sản men răng. (Nguồn: internet)

 

Các dấu hiệu của thiểu sản men răng có thể quan sát và cảm nhận được. Các biểu hiện thường thấy của thiểu sản men răng đó là:

  • Khi bị thiểu sản men răng xảy ra ở trẻ, răng sữa của bé bị mủn, cụt răng dần, thường cụt phía gần chân răng, dễ gãy răng.
  • Bề mặt răng bị đổi màu: Có thể dễ dàng nhìn thấy biểu hiện của bệnh thiểu sản men răng là sự xuất hiện các đốm màu trắng, vàng cho đến màu nâu nằm rải rác khắp bề mặt răng. Tình trạng này ngày càng nặng theo tuổi nếu không điều trị kịp thời.
  • Thiểu sản men răng do bệnh giang mai bẩm sinh: Đặc trưng bởi hai răng cửa trên lệch hướng, bề lõm có hình bán nguyệt.
  • Thiểu sản men răng do nhiễm trùng hoặc chấn thương trong quá trình hình thành răng: Răng sẽ bị đổi sang màu nâu nhẹ cho tới các vệt lõm trên bề mặt thân răng và có thể tác động lên một răng riêng lẻ.
  • Bị tê buốt, đau nhức khi ăn đồ nóng hoặc lạnh: Tình trạng tê buốt tăng dần theo mức độ của tình trạng thiểu sản men răng, ban đầu chỉ là những cơn tê buốt nhẹ, thi thoảng gây khó chịu cho người bệnh nhưng dần dần những cơn tê buốt kéo dài và nghiêm trọng hơn.
  • Khi bị thiểu sản men răng kéo dài, phần chân răng sẽ bị mòn sát tới nướu, có thể gây ra tình trạng tuột nướu. Ngoài ra, phần thân răng mỏng và yếu nên rất dễ gãy, vỡ dù lực tác động nhẹ; các bệnh lý về răng miệng dễ dàng phát triển và tấn công, thậm chí gây nên tình trạng răng lung lay, mất răng.

 

3. Cách phòng ngừa bệnh thiểu sản men răng

  • Sử dụng bàn chải điện, bàn chải có lông mềm, chải răng đúng cách để làm sạch răng, nên đánh răng 2 lần/ngày.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn quá chua, quá ngọt, nóng hoặc lạnh.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng như calci, các vitamin A, C, D để giúp răng phát triển chắc khỏe.
  • Khám và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện và điều trị.

 

4. Các biện pháp điều trị thiểu sản men răng tại PKĐK Đại học Y tế công cộng

Ảnh 3: Bọc răng sứ là phương pháp khắc phục thiểu sản toàn diện. (Nguồn: internet)

 

Tùy thuộc vào mức độ thiểu sản men răng ở mỗi người, bác sĩ nha khoa sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp. Với mục đích điều trị nhằm ngăn ngừa sâu răng, bảo tồn cấu trúc răng và tăng tính thẩm mỹ, bác sĩ chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt tại PKĐK Đại học Y tế công cộng khuyên bạn:

Bổ sung flour: Nếu tình trạng thiểu sản men răng được phát hiện sớm, bệnh lý đang ở mức độ nhẹ, bạn có thể bổ sung flour để cải thiện tình trạng của men răng. Flour được bổ sung theo hai đường là dùng toàn thân hoặc tại chỗ.

  • Dùng toàn thân: thông qua hấp thu ở đường tiêu hóa như: sử dụng muối ăn, nước uống, thuốc dạng viên hoặc dạng giọt.
  • Dùng tại chỗ: sử dụng kem đánh răng chứa flour, nước súc miệng hàng ngày để bổ sung lượng flour và canxi bị thiếu hụt.

Chỉ bổ sung bằng một phương pháp trong một thời điểm, do flour nếu sử dụng quá liều sẽ rất dễ gây ngộ độc.

Trám răng:

Khi tổn thương răng ở mức độ nặng hơn thì cần phải trám răng. Bù đắp men răng bị mất, giúp răng khỏe mạnh, đồng thời cải thiện tính thẩm mỹ cho răng.

Hiện tại PKĐK Đại học Y tế công cộng đang sử dụng vật liệu trám răng: Fuji và Composite. Trong đó, trám răng thẩm mỹ Composite với nhiều ưu điểm: màu sắc giống răng thật, độ nén chịu lực và chịu sự mài mòn cao, an toàn đối với cơ thể.

Răng trám thẩm mỹ bằng Composite có thể sử dụng được từ 6 đến 12 năm hoặc có thể hơn nếu được chăm sóc đúng cách, và chỉ cần một lần gặp bác sĩ, giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí điều trị.

Bọc răng sứ:

Đây được xem là phương pháp khắc phục thiểu sản toàn diện và hiệu quả lâu dài nhất. Bằng cách sử dụng các mão răng sứ để bao bọc bên ngoài những chiếc răng cần điều trị, giúp bảo vệ răng khỏi các kích thích từ bên ngoài, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ một cách toàn diện.

Răng sứ có độ bền rất cao, thậm chí nếu bạn có chế độ chăm sóc giữ gìn đúng cách thì hiệu quả có thể kéo dài vĩnh viễn, do vậy nếu bạn mong muốn một hiệu quả bền chắc, bác sĩ nha khoa ĐH Y tế công cộng khuyên bạn nên thực hiện theo phương pháp này.

 

Tại PKĐK Đại học Y tế công cộng, việc khắc phục thiểu sản men răng luôn được diễn ra an toàn, nhanh chóng, và được nhiều khách hàng tin tưởng bởi:

  • Phòng khám hội tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm huyết
  • Trang thiết bị hiện đại giúp cho quá trình trám răng, bọc răng sứ diễn ra nhanh chóng, an toàn
  • Phong cách làm việc chuyên nghiệp
  • Không gian phòng khám sạch sẽ, thoáng mát, giúp cho khách hàng luôn cảm thấy thoải mái.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved