A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Viêm loét dạ dày – tá tràng : dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh  phổ biến thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, tỷ lệ người mắc chiếm từ 10-15%  dân số, có xu hướng gia tăng . Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến ung thư.

1. Loét dạ dày- tá tràng là gì?

Là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Đây là sự phá hủy cục bộ niêm mạc dạ dày – tá tràng do acid clohydric và pepsin.

Hình ảnh: Ổ viêm loét dạ dày- tá tràng 

2. Nguyên nhân và biến chứng thường gặp

Nguyên nhân:

  • Do yếu tố thần kinh gây ra (căng thẳng, stress, áp lực công việc…)
  • Do thói quen ăn uống: Sử dụng đồ uống có cồn, ăn đồ cay nóng hay quá lạnh, sinh   hoạt không điều độ, hút thuốc lá
  • Sử dụng một số loại thuốc kháng viêm không steroid và corticoid.
  • Do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): thói quen ăn uống, thói quen dùng chung đồ trong gia đình và cộng đồng.
  • Do di truyền.
Một số biến chứng thường gặp:
  • Chảy máu dạ dày: là biến chứng thường gặp nhất chiếm từ 15-20% bênh nhân
  • Thủng ổ loét
  • Hẹp môn vị
  • Loét xuyên thấu dính vào cơ quan kế cận
  • Loét ung thư hóa

Hình ảnh: 6 triệu chứng viêm loét dạ dày- tá tràng do vi khuẩn HP
 

3. Biểu hiện của bệnh như thế nào?

  • Loét dạ dày : Đau bụng vùng thượng vị (vùng từ rốn đến phía dưới xương ức), chậm tiêu, rối loạn tính chất phân (phân táo, lỏng,..),…
  • Loét hành tá tràng:  Đau là dấu hiệu đặc hiệu của loét hành tá tràng, cơn đau dữ dội vùng thượng vị xuyên ra sau lưng, xuất hiện 2-4 giờ sau khi ăn hoặc về đêm 1-2 giờ sáng.

 

4. Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị ?

Hiện nay, chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi dạ dày – tá tràng kết hợp sinh thiết để chẩn đoán nguyên nhân.

Ngày nay nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều thuốc điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng ra đời làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng của bệnh. Phác đồ điều trị thường dùng: 2 kháng sinh diệt HP + 1 kháng tiết mạnh + 1 bảo vệ niêm mạc.

Hình ảnh: Bác sĩ đang tư vấn chế độ điều trị cho khách hàng .

5. Làm thế nào để dự phòng?

Vì chưa tìm được nguyên nhân chung cho cơ chế viêm loét và có sự đan xen rất nhiều các yếu tố nguy cơ (dinh dưỡng, tâm lý, môi trường, di truyền, nhiễm khuẩn,…), nên để dự phòng bệnh giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Chế độ ăn:

  • Khi ăn uống, nên sử dụng đũa, chén, bát,… riêng và hạn chế tình trạng dùng chung với người khác. Đồng thời nên sử dụng nước chấm riêng để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
  • Rửa sạch tay với xà phòng trước khi ăn.
  • Hạn chế ăn uống tại các hàng quán lề đường và một số quán ăn không đảm bảo vệ sinh về an toàn thực phẩm.
  • Nên ăn chín uống sôi và hạn chế dùng các món ăn tươi sống như gỏi, bò tái,…
  • Trong đợt điều trị :ăn thức ăn mềm, lỏng (cháo,ăn súp,..), không ăn thức ăn cay, nóng.
  • Sau đợt điều trị thể ăn uống bình thường, nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa nhỏ, nhai kỹ khi ăn hạn chế rượu bia, chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt: Cải thiện chất lượng cuộc sống, giữ tinh thần lạc quan, giảm lo âu, tránh stress.

 

Hiện tại Phòng Nội soi tiêu hoá – PKĐK trường đại học YTCC cung cấp dịch vụ:

  • Nội soi thực quản- dạ dày thường- gây mê +Test HP; Nội soi đai tràng thường-  gây mê; Nội soi đai tràng sigma; Nội soi trực tràng ống mềm,…
  • Nội soi điều trị và can thiệp như: Nội soi trực tràng – hâu môn thắt trĩ; Nội soi cắt polyp ống tiêu hóa; Nội soi cầm máu bằng clip trong chảy máu đường tiêu hóa; Sinh thiết tế bào chẩn đoán ung thư sớm.
 
Phòng khám đầu tư hệ thống máy nội soi sản xuất tại Nhật Bản thế hệ mới năm 2019. Máy cho hình ảnh rõ nét, đặc biệt tầm quan sát rộng giúp đánh giá tổn thương niêm mạc và phát hiện những u nhỏ trong ống tiêu hóa một cách chi tiết nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Copyright 2019 @ Trường Đại học Y tế công cộng. All rights reserved